​CÁCH DẠY TRẺ KHI CÓ DẤU HIỆU BỊ CHẬM NÓI ​

Thứ năm - 23/12/2021 04:27
Hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ hay than phiền rằng con tôi sao chậm nói quá, 3 tuổi rồi mà không biết nói…sự việc sảy ra khi bố mẹ lại so sánh con mình và con người ta tại sao con người ta đã nói bập bẹ còn con mình thì không nghe thấy gì. Việc đầu tiên bố mẹ làm khi có con như vậy là cho đi khám bác sĩ, điều trị mọi phương thuốc để mong chờ con nói chuyện.
​CÁCH DẠY TRẺ KHI CÓ DẤU HIỆU BỊ CHẬM NÓI ​

Xã hội ngày càng phát triển , nên các thiết bị điện tử thông minh như “ smatphone “ máy tính bảng vv… dần dần thay thế và làm bạn đồng hành trong quá trình lớn lên của con khiến Trẻ bị chi phối rất nhiều . Tiếp xúc màn hình nhiều không chỉ thị lực suy giảm mà còn giảm khả năng giao tiếp, bố mẹ hay những người thân gì bận bịu ít khi có thời gian để tương tác với trẻ từ đó trẻ bị hạn chế ngôn ngữ và trở nên thụ động hơn , lầm lì , không có sự đa chiều trong giao tiếp với mọi người.
💥Khi Con Còn Nhỏ Bố Mẹ Nên:
1). Không Bắt Trước Lại Ngôn Ngữ Của Trẻ Trong Thời Gian Tập Nói
💥Giai đoạn này trẻ dễ bắt trước & hình thành thói quen. Bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện, chơi với con tạo ra những hoạt động vui vẻ và luôn nói cho con nghe những từ mới mỗi ngày. Và lặp đi lặp lại từ đó theo cảm xúc câu nói 1 vài lần để não con nhớ được từ ngữ hay hành động đó hay chỉ là âm lượng từ đó phát ra.
2). Hát Cho Trẻ Nghe
💥Giúp trẻ ghi nhớ ngôn từ tốt nhất , kèm theo âm giọng vui tươi giúp trẻ thích thú khi học từ mới ( đừng ép trẻ khi bé biểu hiện không thích). Trong câu hát luôn có những từ chạm đến cảm xúc của trẻ những âm thanh ngữ điệu giúp trẻ nhớ lâu hơn
3). Sử Dụng Hình Ảnh Thực Tế
‼Bố mẹ có thể cùng chơi với con ,chơi những trò chơi có những thứ bé hay gặp hoặc hay chơi hằng ngày như Những đồ chơi có các con động vật , thú, hoa quả…và mỗi lần như vậy bố mẹ hãy gọi tên và lặp đi lặp lại nhiều lần, bố mẹ hãy cho con chọn chơi vỡi những thứ con thích nhất để giúp con nhanh hơn bởi những gì mình thích tì mình mới học được.
4). Giao Tiếp Với Trẻ Bằng Mắt
Bố mẹ nên tương tác với trẻ ở vị trí ngang tầm mắt ,không nên đứng trên cao gọi bé hay từ xa nói chuyện với bé đó là lúc bé học theo và những tư ngữ mình nói chuyện bị 1 tác động khác ví dụ như âm thanh khác khi truyền tới tai bé thì lại ra 1 tùkhác không như mình mong cầu. hãy gọi tên bé , yêu cầu trẻ nhìn và tương tác với trẻ qua ánh mắt tạo chiều sâu.
5). Nói Chậm ,Rõ Ràng,Dễ Hiểu
💥Bố mẹ hay người thân của trẻ khi tương tác nói chuyện thì nên nói chậm lại không nên nói quá nhanh. Bởi khi nói nhanh câu từ ta truyền đến không được ràng rành mạch câu được câu mất từ được từ không như vậy rất dẽ bị loạn ngôn ngữ ở trẻ. Những câu từ phải thật rõ ràng nhấn nhá để trẻ nghe và bắt chước học theo.
6). Để Trẻ Tự Xử Lý Thông Tin & Cho Trẻ Thời Gian Để Xử Lý Thông Tin
💥Không nên đáp ứng quá nhanh những gì trẻ đòi hỏi hoặc trả lời thay những câu hỏi được đặt ra. Hãy để trẻ tự có câu trả lời cho riêng mình điều này giúp trẻ tăng thêm vốn từ vựng trong mỗi lần bé suy nghĩ. Không nên hối thúc con khi thấy con quá lâu mà chưa có thông tin hay 1 đáp áp hãy để con có thời gian sắp xếp lại ngôn từ cho thật đúng và hay hơn trong mỗi lần được giao tiếp
❤Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành bố mẹ luôn là người bên trẻ nên khi trẻ có dấu hiệu chậm nói , Bố Mẹ hãy kiên trì cùng con và đồng thời giúp trẻ thúc đẩy ngôn ngữ cho bé nhé ❤️

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay75
  • Tháng hiện tại521
  • Tổng lượt truy cập231,894
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây